Theo đánh giá, việc hoàn thành số hóa và quản lý dữ liệu dân cư tập trung có ý nghĩa quan trọng, góp phần thay đổi phương thức quản lý công dân từ thủ công, sử dụng giấy tờ sang hiện đại, ứng dụng CNTT; quản lý toàn dân thông qua mã định danh cá nhân; góp phần khắc phục tình trạng thiếu thống nhất và nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính chính xác trong quản lý thông tin cơ bản của công dân giữa các bộ, ngành, địa phương;
Các cơ sở dữ liệu này cũng tạo điều kiện thuận lợi và nền tảng quan trọng để triển khai các dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp góp phần cải cách thủ tục hành chính, góp phần chống tiêu cực, tham nhũng trong việc tiếp xúc với nhân dân, với doanh nghiệp; thúc đẩy quản trị quốc gia bằng kỹ thuật số, quản trị thông minh.
Việc xây dựng thành công Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân đã góp phần thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số.
Đẩy mạnh triển khai các dịch vụ công trực tuyến
Để thực hiện Đề án hiệu quả thời gian tới, Chính phủ thống nhất quan điểm chỉ đạo và yêu cầu tập trung vào một số nhiệm vụ.
Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án, Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ, Bộ TT&TT có vai trò nòng cốt, khẩn trương thành lập Tổ công tác để triển khai Đề án bảo đảm đồng bộ, thống nhất; xây dựng chương trình, kế hoạch, lộ trình về thời gian, nhân lực bảo đảm thực hiện thành công Đề án gắn với Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, trong đó các nhiệm vụ trọng tâm tại Đề án này là triển khai trong năm 2022. Thực hiện tổ chức sơ kết, đánh giá về việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Đề án vào cuối năm 2022.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương đẩy mạnh việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến, tập trung triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu tại Đề án để phục vụ người dân và doanh nghiệp, bảo đảm hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2022; phối hợp với Bộ Công an triển khai tích hợp các giấy tờ công dân để sử dụng thẻ Căn cước công dân và ứng dụng VNEID, trong đó, tích hợp thông tin thẻ Bảo hiểm y tế, Giấy đăng ký xe ô tô; Giấy phép lái xe, thẻ ngân hàng...
Các bộ, địa phương phối hợp với Bộ Công an, Bộ TT&TT chuẩn bị nền tảng, kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành, nhất là các cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, thuế, hải quan, ngân hàng, giấy phép lái xe, bảo hiểm, y tế, giáo dục, tiếp theo là cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia và chứng khoán. Những cơ quan chưa có hạ tầng CNTT hoặc hạ tầng CNTT chưa bảo đảm thì nghiên cứu, sử dụng chung hạ tầng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để bảo đảm tiết kiệm, đồng bộ, hiệu quả.
Bộ Tư pháp, Bộ LĐ, TB&XH, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ TT&TT thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, cơ sở dữ liệu an sinh xã hội, y tế, thông tin vắc xin, xét nghiệm Covid-19, Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm xác thực chính xác thông tin.
Bộ Công an phối hợp với các bộ, ngành, địa phương cập nhật cơ sở dữ liệu dùng chung về người dân; xây dựng, phát triển hệ thống và cấp định danh phương tiện, động sản, bất động sản, triển khai các dịch vụ chia sẻ dữ liệu để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội.
Ban hành quy chế mức thu phí sử dụng dữ liệu trong quý II
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, tháo gỡ hoặc đề xuất tháo gỡ vướng mắc về quy định của pháp luật để tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất, tổng thể và tổ chức thực hiện hiệu quả.
Nghiên cứu ban hành Thông tư quản lý sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng Nghị định của Chính phủ về quản lý, thu thập dữ liệu cá nhân. Trong đó xác định cụ thể trách nhiệm thu thập, cập nhật dữ liệu, trách nhiệm làm sạch dữ liệu và xác thực dữ liệu;
Xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, trong việc đầu tư, xây dựng, phát triển, tích hợp, chia sẻ các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu liên quan đến dân cư phục vụ quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Ngoài ra, Bộ Công an khẩn trương xây dựng Đề án thu phí gửi Bộ Tài chính để nghiên cứu, ban hành Thông tư quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hoàn thành trong quý II năm 2022.
Duy Vũ
Tài khoản định danh điện tử giúp người dân thực hiện các thủ tục hành chính công qua mạng. Với công dân đã có căn cước gắn chip, Bộ Công an đã có phương án thuận lợi nhất cho người dân.
" alt=""/>Khẩn trương ban hành quy định mức thu phí, sử dụng thông tin từ CSDLQG về dân cưĐộng thái mới của chính quyền thành phố Lugano đã vượt xa các địa phương khác tại Thụy Sĩ, những nơi từng chấp nhận việc sử dụng tiền mã hóa để thanh toán các khoản thuế. Ngoài ra, thành phố này còn phát hành một đồng tiền mã hóa riêng có tên là LVGA Points Token (LVGA).
Gần như tương tự với quốc gia Nam Mỹ - El Savador, bên cạnh việc chấp nhận nộp thuế bằng tiền mã hóa. chính quyền thành phố Lugano còn hướng tới mục tiêu làm sao để các doanh nghiệp tại đây có thể sử dụng tiền mã hóa cho các giao dịch hàng ngày.
Ngoài việc cho phép cư dân Lugano nộp thuế bằng tiền mã hóa, dự án sẽ mở rộng sang việc thanh toán vé đỗ xe, các dịch vụ công cộng và học phí cho sinh viên. Hơn 200 cửa hàng và doanh nghiệp trong khu vực này cũng dự kiến sẽ chấp nhận thanh toán bằng tiền mã hóa cho hàng hóa và dịch vụ.
Tuy vậy, BTC, USDT hay LVGA chỉ có thể là phương thức thanh toán “không chính thức” tại Lugano, bởi theo luật pháp Thụy Sĩ, quốc gia này chỉ có một loại tiền tệ chính thức là đồng franc Thụy Sĩ (CHF).
![]() |
Một chiếc máy ATM Bitcoin tại Thụy Sĩ. |
Để giúp thành phố phát triển thế mạnh về Blockchain, Tether cho biết sẽ lập một quỹ với quy mô 100 triệu CHF (gần 109 triệu USD) để tài trợ cho các startup tiền mã hóa tại đây. Bên cạnh đó, Polygon cũng sẽ tham gia phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán số tại thành phố này.
Trước đó, ngày 9/6/2021 đã đánh dấu một bước ngoặt của thị trường tiền mã hóa khi El Salvador trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận Bitcoin như một loại tiền tệ hợp pháp.
Khác với các đồng tiền quốc gia được điều tiết bởi ngân hàng nhà nước, Bitcoin không bị kiểm soát bởi bất kỳ một quốc gia hay tổ chức nào. Giá Bitcoin hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường.
Điều này diễn ra trong bối cảnh phần lớn các quốc gia trên thế giới không công nhận Bitcoin là một loại tiền tệ hợp pháp. Tâm lý người nắm giữ Bitcoin rất dễ bị tác động khi nghe thấy những thông tin bất lợi. Điều này phản ánh lên chính giá Bitcoin và tạo ra những biến động mạnh về giá của đồng tiền mã hóa này.
Với các nhà đầu tư tiền điện tử, họ có thể kiếm lời nhờ sự lên xuống giá của Bitcoin. Tuy nhiên, với những người coi Bitcoin như một phương tiện thanh toán, họ sẽ rất dễ gặp phải rủi ro bởi biến động giá quá lớn của tiền điện tử.
Do tính ẩn danh và phi biên giới của Bitcoin, nhiều quốc gia lo ngại đồng tiền kỹ thuật số này sẽ trở thành công cụ trốn thuế, rửa tiền của giới tội phạm. Bitcoin cũng có thể bị biến thành kênh tẩu tán tài sản an toàn của những quan chức tham nhũng.
![]() |
Việc hợp pháp hóa Bitcoin như một phương tiện thanh toán vẫn là một đề tài hiện gây nhiều tranh cãi trên toàn cầu. |
Để giải quyết câu chuyện, các tổ chức tài chính và chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới đang nghiên cứu việc phát hành những đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng Trung ương (CBDC).
Đây là định dạng số của tiền tệ pháp định (fiat) do các ngân hàng Trung ương phát hành. CBDC mang đặc điểm của cả hai loại tiền điện tử và tiền pháp định. Nó được phát hành bởi các ngân hàng Trung ương nhưng lại sử dụng thuật toán tương tự như các loại tiền điện tử. Quan trọng hơn cả, giá trị các đồng CBDC sẽ có độ ổn định cao khi được neo giữ với giá trị tương đương những đồng tiền pháp định trong thực tế.
Một cuộc khảo sát của Bank for International Settlements vào tháng 1/2021 cho thấy, 86% trong số 65 ngân hàng Trung ương được hỏi cho biết họ đang tham gia làm việc cùng với các đồng CBDC. Khoảng 60% các ngân hàng hàng Trung ương bỏ ngỏ khả năng sẽ phát hành những đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình trong thời gian tới.
Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Trong đó, có bao gồm việc nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia.
Trọng Đạt
Poriverse - startup game metaverse Việt Nam vừa công bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với chi nhánh của Polygon (MATIC), một trong những nền tảng Blockchain hàng đầu thế giới.
" alt=""/>Sau El Savador, một thành phố Châu Âu bất ngờ hợp pháp hóa BitcoinTrong khi đang đứng lớp trên bục giảng, thầy giáo Trần Quang Hùng, 57 tuổi, giáo viên trường Tiểu học cơ sở Phú Hậu (TP. Huế) đã ngã quỵ và chết tại trường khi đang giảng dạy.
Vào khoảng 10h sáng 29/10, thầy giáo Trần Quang Hùng, 57 tuổi, giáo viên chủ nhiệm lớp 2/2 trong lúc đang giảng dạy đã có biểu hiện mệt mỏi, nên cho học sinh nghỉ học.
Vì quá ngây thơ nên các em học sinh không hiểu chuyện gì đã xảy ra đối với thầy của mình nên rời khỏi lớp.
Bất ngờ vì thấy học sinh chưa đến giờ tan trường đã ra về, một số giáo viên đã đến lớp để xem thì phát hiện thầy Hùng mặt mày tím tái, bất tỉnh. Ngay sau đó thầy được đưa đến phòng y tế nhà trường để chăm sóc sức khỏe. Mặc dù đã được các y bác sỹ tận tình chăm sóc, nhưng thầy không qua khỏi.
Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan chức năng đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai một số giáo viên, học sinh và khám nghiệm tử thi.
Thầy Lê Thanh Cương, hiệu trưởng trường Tiểu học cơ sở Phú Hậu cho biết: “Các bác sỹ pháp y kết luận thầy Hùng chết do bị đột quỵ. Khi thầy đang giảng bài cho học sinh thì tụt huyết áp”.
Đến 20h00 tối 29/10, gia đình nạn nhân đã làm lễ cầu hồn, đưa linh hồn thầy từ trường về nhà để tiến hành lễ nhập quan.
(Nguồn Pháp luật VN)
" alt=""/>Thầy giáo 'ngã quỵ', chết tại trường khi đang giảng dạy